So sánh CIF và CIP Incoterms 2010 cần phải nắm rõ

Khai Thác: 0931.793.108 / Thương vụ: 0961.694.948

So sánh CIF và CIP Incoterms 2010 cần phải nắm rõ
Ngày đăng: 27/01/2022 03:34 PM

Giữa điều kiện CIF và CIP trong Incoterms khiến nhiều người thường bị nhầm lẫn. Vậy nên, nội dung bài viết ngay sau đây hãy cùng Cảng Lotus so sánh CIF và CIP Incoterms 2010 chi tiết hơn nhé.

Điều kiện CIP trong Incoterm 2010

CIP là viết tắt của Carriage And Insurance Paid To, có nghĩa là vận chuyển và bảo hiểm trả cho. Cụ thể, ở điều kiện này trong Incoterms thì bên bán sẽ chịu trách nhiệm giao hàng, cũng như chịu mọi chi phí bảo hiểm hàng hóa cho đến khi chúng được giao đến đơn vị vận tải đầu tiên để giao hàng. Từ giai đoạn này trở đi thì bên mua sẽ chịu mọi trách nhiệm.

Giữa điều khoản CIP và CIF luôn có những yếu tố khác nhau về trách nhiệm

Giữa điều khoản CIP và CIF luôn có những yếu tố khác nhau về trách nhiệm

Điều kiện CIF trong Incoterm 2010

CIF là cụm từ được viết tắt từ Cost, Insurance and Freight, có nghĩa là giá thành, bảo hiểm và cước phí, được sử dụng trong hình thức vận tải đường biển. Cụ thể, giá CIF chính là giá bên bán đưa ra bao gồm giá thành hàng hóa, phí vận chuyển và phí bảo hiểm tính dồn vào đơn hàng.

So sánh CIF và CIP incoterms 2010 mới nhất

Dưới đây là một số điểm khác biệt chính giữa CIP và CIF ngoài khái niệm trên để mọi người dễ dàng so sánh, phân biệt.

CIF so với CIP: Phương thức vận chuyển

Đây được xem là điểm khác biệt nhất giữa hai điều kiện này. Cụ thể, ở CIF thì chỉ được áp dụng trong vận tải đường biển. Còn điều kiện CIP sẽ được áp dụng cho hầu hết các hình thức vận tải hiện nay, bao gồm vận tải đa phương thức.

Chuyển giao trách nhiệm vận tải

Đối với điều kiện CIF 2010, bên bán sẽ chịu trách nhiệm liên quan tới việc vận chuyển hàng hóa từ kho người bán đến trực tiếp cảng dỡ hàng. Khi hàng hóa được xếp dỡ tại bãi container của cảng, mọi trách nhiệm bắt đầu từ giai đoạn này đến khi nhận được hàng sẽ do bên mua chịu.

Mỗi điều khoản thì trách nhiệm của bên bán và bên mua sẽ khác nhau

Còn về điều kiện CIP 2010 thì bên bán sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến trực tiếp địa điểm mà bên mua chỉ định.

So sánh CIF và CIP incoterms 2010 về phạm vi bảo hiểm

Cả hai điều kiện này đều yêu cầu bên bán sẽ thay mặt bên mua hỗ trợ mua bảo hiểm hàng hóa. Điều này rõ hơn khi ở điều kiện CIF, bên bán đồng ý mua bảo hiểm hàng hóa để đảm bảo tránh rủi ro trong quá trình giao hàng. Còn bên CIP thường quy định rằng bên bán bắt buộc phải mua bảo hiểm nhưng sẽ không có quy tắc bắt buộc về mức tối thiểu khi mua.

Chuyển giao rủi ro CIP và CIF

Việc chuyển giao rủi ro không đơn thuần như việc chuyển giao trách nhiệm vận tải. Đây là điều kiện liên quan tới việc chuyển nhượng chứng từ vận tải, còn ở chuyển giao trách nhiệm chỉ đơn thuần là di chuyển hàng hóa đến địa điểm quy định.

Trong Incoterms sẽ có những điều khoản về trách nhiệm rủi ro của CIF và CIP riêng biệt

Trong Incoterms sẽ có những điều khoản về trách nhiệm rủi ro của CIF và CIP riêng biệt

Bên cạnh đó, chuyển giao rủi ro được hiểu là chuyển giao trách nhiệm vận tải, rủi ro và sở hữu xảy ra tại cùng một thời điểm. Nhưng việc chuyển giao rủi ro và quyền sở hữu sẽ xảy ra ở những điểm khác nhau của hành trình vận tải.

Vậy nên, khi so sánh CIF và CIP incoterms 2010 trong chuyển giao rủi ro này chính là: Bên điều kiện CIP thì người bán sẽ có trách nhiệm di chuyển hàng hóa đến địa điểm đã được quy định, cùng với bảo hiểm và rủi ro hàng hóa sẽ được chuyển giao cho bên vận tải, sau khi bên vận tải đầu tiên nhận được hàng thì bên bán sẽ trả tiền vận chuyển, từ giai đoạn này thì bên mua sẽ chịu trách nhiệm rủi ro. Còn ở điều kiện CIF thì thời gian chuyển giao rủi ro sẽ là thời điểm hàng hóa đến cảng dỡ hàng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin so sánh CIF và CIP incoterms 2010. Hy vọng với những chia sẻ trên thì mọi người đã nắm rõ hơn về đặc điểm của từng điều khoản, cũng như hãy chú ý kỹ và đừng nhầm lẫn trong quá trình sử dụng phù hợp nhất nhé