Tất tần tật thông tin về hình thức vận tải đường biển chi tiết nhất

Khai Thác: 0931.793.108 / Thương vụ: 0961.694.948

Tất tần tật thông tin về hình thức vận tải đường biển chi tiết nhất
Ngày đăng: 13/12/2021 03:58 PM

Trong hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa thì vận tải đường biển là một trong những hình thức then chốt, quan trọng. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về loại hình vận tải này, hãy cùng Cảng Lotus tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Khái niệm vận tải đường biển là gì?

Như chính tên gọi của nó, hình thức vận tải đường biển là việc sử dụng các phương tiện kết hợp cùng các cơ sở hạ tầng đường biển để hỗ trợ vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Thông thường phương tiện vận tải đường biển chủ yếu là cần cẩu, xe cẩu, container, tàu tuyền…

Nhu cầu vận tải bằng đường thủy ngày càng phát triển

Nhu cầu vận tải bằng đường thủy ngày càng phát triển

Vai trò của vận tải đường biển ở Việt Nam

Trong thời đại hội nhập quốc tế như hiện nay, phương thức giao thông vận tải đường biển đóng góp một vai trò quan trọng bởi:

Vận tải bằng đường thủy có sức ảnh hưởng đến hoạt động giao thương quốc tế

Vận tải bằng đường thủy có sức ảnh hưởng đến hoạt động giao thương quốc tế

- Đây là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động giao thương quốc tế.

- Góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán, giao thương quốc tế trong nước phát triển hơn.

- Giúp phát triển để góp phần thay đổi cơ cấu thị trường, hàng hóa trong hoạt động giao thương quốc tế.

- Ảnh hưởng trực tiếp đến chính cán cân thanh toán quốc tế hiện nay.

Ưu nhược điểm của giao thông vận tải đường biển

Là một trong những nhân tố quan trọng trong việc giao thương quốc tế, đối với phương thức vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển còn có những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm

Ưu điểm của giao thông vận tải đường biển không chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, hình thức này còn mang đến nhiều lợi ích đặc biệt như:

Vận tải đường thủy mang đến nhiều ưu điểm vượt trội

Vận tải đường thủy mang đến nhiều ưu điểm vượt trội

- Vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn từ số lượng đến kích thước mà các hình thức vận tải khác khó làm được.

- Hầu như không bị hạn chế về số lượng công cụ hỗ trợ vận chuyển.

- Giá thành vận tải hàng hóa rẻ hơn so với các phương thức khác.

- Các tuyến đường biển hiện nay đều có sự giao thông với nhau tự nhiên, ít gặp trở ngại như đường bộ.

- Hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, hạn chế va chạm giữa các tàu hàng nên đảm bảo an toàn khi giao nhận hàng hóa.

- Góp phần mở rộng giao thương quốc tế phát triển hơn.

Nhược điểm

- Không thể giao nhận hàng đến tận nhà người nhận, cần kết hợp với các công cụ vận tải đường bộ khác.

- Mất nhiều thời gian vận chuyển hơn, nên nếu số lượng hàng ít nên chọn chuyển phát nhanh qua đường hàng không, đường bộ sẽ nhanh hơn.

Một số rủi ro trong vận tải đường biển

Mặc dù hình thức vận chuyển bằng đường thủy là phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn về mức độ an toàn cao. Nhưng không thể phủ nhận, hình thức nào cũng sẽ có những rủi ro nhất định và việc vận tải bằng đường thủy cũng không ngoại lệ khi có những rủi ro có thể gặp phải như:

Khi vận chuyển bằng đường thủy vẫn có thể xảy ra rủi ro, nhưng rất ít

Khi vận chuyển bằng đường thủy vẫn có thể xảy ra rủi ro, nhưng rất ít

- Rủi ro từ thiên tai: Bão, lụt, mưa giông, sóng thần,… đều có thể ảnh hưởng đến tàu hàng.

- Rủi ro từ tai nạn trong khi di chuyển: Việc các tàu va chạm nhau, mắc cạn khi tới vùng biển nông, chìm thuyền cũng là những rủi ro, nhưng hiếm khi gặp phải.

- Rủi ro từ con người: Cướp tàu, bị cơ quan chức năng tịch thu hàng do nghi ngờ hàng hóa có vấn đề.

Các loại phí trong vận tải đường biển

Cũng tương tự như các loại hình vận tải khác, ở vận tải bằng đường thủy thì doanh nghiệp cũng sẽ mất nhiều khoản phí và phụ phí khác nhau. Bao gồm:

Trong vận chuyển bằng đường thủy có nhiều loại phí khác nhau

Trong vận chuyển bằng đường thủy có nhiều loại phí khác nhau

- O/F (Ocean Freight): Phía vận tải từ cảng này đến cảng khác hay còn gọi là cước đường biển.

- Phí chứng từ: Loại phí để hãng tàu làm thủ tục và vận đơn cho lô hàng.

- Phí THC (Terminal Handling Charge): Khoản phí thu trên mỗi container để phù đắp cho các hoạt động khác tại cảng như: tập kết container, xếp dỡ hàng hóa,…

- Phí CFS (Container Freight Station fee): Chi phí cho lô hàng lẻ xuất nhập khẩu.

- Phí CIC CIC (Container Imbalance Charge): Phí mất cân đối vỏ container.

- Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): Phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng giao nhận đi các nước Châu Á.

- Phí Handling: Phí đại lý theo dõi quá trình vận tải hàng hóa, cũng như khai báo Manifest với cơ quan chức năng trước khi tàu về bến.

- BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu.

- CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí thủ từ chủ hàng để bù đắp cho các biến động tỷ giá ngoại tệ.

- COD (Change of Destination): Phụ phí do phát sinh trong các trường hợp phía chủ hàng yêu cầu thay đổi trong quá trình giao nhận như phí lưu container, phí đảo chuyển, phí xếp dỡ,…

- DDC (Destination Delivery Charge): Phí bù đắp chi phí sắp xếp, dỡ hàng khỏi tàu container trong cảng, phía ra vào cổng cảng.

- ISF (Import Security Kiling): Phí kê khai an ninh khi nhập khẩu hàng tại Mỹ.

- CCF (Cleaning Container Free): Phí vệ sinh container sau khi xếp hàng vào xe và trả tại các deport.

- PCS (Port Congestion Surcharge): Phụ phí tắc nghẽn cảng có thể làm tàu bị chậm trễ, phát sinh nhiều chi phí liên quan.

- PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm khi nhu cầu vận chuyển tăng mạnh.

- SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí áp dụng cho các loại hàng vận chuyển qua kênh đào Suez.

- AFR (Advance Filing Rules): Phí khai Manifest bằng điện tử khi nhập khẩu hàng tại Nhật.

- ENS (Entry Summary Declaration): Phí khai Manifest cho các lô hàng đi các nước Châu u.

- AMS (Automatic Manifest System): Phí khai báo hải quan tự động khi nhập khẩu hàng hóa đến Mỹ, Trung Quốc hay Canada.

Quy trình vận tải đường biển

Cũng tương tự như nhiều phương thức vận tải khác, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường thủy sẽ có quy trình thực hiện như sau:

Quy trình vận tải bằng đường thủy khá phức tạp

Quy trình vận tải bằng đường thủy khá phức tạp

- Bước 1: Doanh nghiệp tìm kiếm, liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải đường biển để được tư vấn dịch vụ, cũng như cung cấp thông tin giao nhận hàng chi tiết và làm hợp đồng.

- Bước 2: Tiến hành khai báo hải quan để được cấp chứng nhận thông quan. Ở bước này cơ quan chức năng sẽ kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra hàng hóa theo đúng quy định. Phía chủ hàng phải cung cấp đủ các giấy tờ cần thiết, xin giấy phép lưu hành theo đúng quy định của hải quan.

- Bước 3: Hàng hóa sẽ tiến hành được lưu kho đến bến cảng để tiếp tục kiểm tra, sau đó được xếp dỡ lên boong tàu theo lịch trình.

- Bước 4: Xếp hàng lên tàu và tiến hành vận chuyển.

- Bước 5: Sau khi hàng cập bến đích sẽ được xếp dỡ và giao đến người nhận như trong hợp đồng đã ký kết.

Quy trình vận chuyển nhìn đơn giản như vậy, nhưng ở mỗi bước sẽ còn rất nhiều bước nhỏ nếu không có kinh nghiệm thì mọi người sẽ gặp không ít khó khăn. Vậy nên, để hiểu rõ hơn về hình thức vận tải này, cũng như nếu bạn có nhu cầu về vận tải đường biển thì có thể liên hệ với Cảng Lotus để được hỗ trợ tốt nhất.